Image default

Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Học Quản Lý Giáo Dục Ra Làm Gì?

Quản lý giáo dục là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Trong bối cảnh ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới căn bản và toàn diện, quản lý giáo dục đòi hỏi càng phải chuyên nghiệp và hiệu quả. Theo học ngành Quản lý giáo dục người học sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Khái niệm quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục. Công cụ quản lý giáo dục là bằng pháp luật. Đối tượng của quản lý giáo dục là con người.

Trong tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo có nêu: “Quản lý giáo dục là một loại hình được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.

Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là bộ máy quản lý giáo dục. Trong trường học đó là Hiệu trưởng (cùng với bộ máy giúp việc của Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên; các tổ chức đoàn thể.

Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trường học hoặc là sự nghiệp giáo dục trên địa bàn (cơ quan quản lý giáo dục các cấp); trong đó có bốn thành tố của một hệ thống xã hội: tư tưởng (quan điểm đường lối, nguyên lí chính sách chế độ, giáo dục …) con người (giáo viên, cán bộ CNV và các hoạt động của họ) quá trình giáo dục (diễn ra trong không gian và thời gian…) vật chất, tài chính (trường sở trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho giáo dục, ngân sách, ngân quỹ).

Chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra và chính các mục tiêu quản lý lại tham gia vào sự quy định bản chất của quản lý giáo dục.

Nội dung của quản lý giáo dục

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục 2005 như sau:

  1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
  2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
  3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
  4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
  5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
  6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
  7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
  8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
  9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
  10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
  11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
  12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Xem thêm : Tuyển sinh ngành Y – HIU

Vai trò của quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang tới nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Cụ thể:

  • Quản lý giáo dục giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức giáo dục hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt.
  • Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
  • Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.
  • Giúp cho tổ chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.
  • Trên cơ sở lý luận chung có thể thấy được rằng hoạt động quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học sinh.

Ngành Quản lý giáo dục là gì?

Để thực hiện tốt công tác Quản lý giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự làm công tác hành chính giáo dục chuyên nghiệp, phù hợp với những đổi mới trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vì thế Ngành Quản lý Giáo dục ra đời đáp ứng công tác đào tạo nhân sự hành chính về quản lý giáo dục.

Theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

Xem thêm : Vai trò bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Related posts

Học ngôn ngữ Hàn có dễ xin việc không? Những nghề tốt nhất?

khoigiaoduc

Học ngành Ngôn ngữ Nhật có các vị trí việc làm nào? Nên học ở trường nào?

khoigiaoduc

Ngôn ngữ Hàn: Ngành học thời thượng, cơ hội việc làm rộng mở

khoigiaoduc

Leave a Comment